Ý nghĩa cây tùng tháp có hình dáng như 1 ngọn tháp, cây có giá trị thẩm mỹ cao. Đặc biệt, hình ảnh cây tùng tháp mang đến chút dư vị của mùa đông và xứ lạnh qua dáng tháp nhọn.
Đặc điểm hình thái cây tùng tháp:
Cây Tùng tháp có dạng bụi, lá kim, cây có thể cao đến 12 m, đường kính thân 60 cm; vỏ nâu đỏ hoặc nâu xám.
Trung bình, cây Tùng Tháp cao 3-6m, đường kính cả tán lá ở phần rộng nhất khoảng 0,7-0,9m. Cây có tán lá đẹp và xanh, dạng lá kim.
Cành tùng tháp thẳng hoặc hơi cong, nhọn dần ở đỉnh cây tạo thành một vòm tán, giống ngòi bút lông; mang 2 kiểu lá: hình vảy và hình kim ngắn.
Giống như các loại tùng khác như tùng bách tán, cây Tùng tháp đơn tính khác gốc, ít khi cùng gốc; nón hình kim tự tháp.
Đặc tính:
Tùng tháp là loài cây thích ánh sáng toàn phần, thời gian chiếu sáng và cường độ chiếu sáng cao trong điều kiện đất mát và đủ dưỡng chất. Khi cặp điều kiện thuận lợi như vậy, cây sinh trưởng phát triển rất khỏe.
Cây có thể sống được trên đất kiềm hoặc axit. Loài cây này cũng chịu được nhiệt độ cao và hạn dài ngày, nhưng không chịu úng.
Ý nghĩa cây Tùng tháp:
Cây Tùng tháp (bút tùng) là loài tùng được người Việt đặt tên do hình dáng vòm tán (vòm tán trông giống như ngòi bút lông), ngoài ra, còn có tên gọi khác là Tùng xà hay Ngọc tùng.
Phân bố:
Hiện nay, tùng tháp được trồng làm cây cảnh. Chúng được ưa chuộng rộng rãi ở nhiều nơi trên thế giới như khu vực Băc Mỹ, Châu Âu.
Tại Việt Nam, cây tùng tháp được nhập trồng khá phổ biến. Từ lâu tùng tháp đã xuất hiện trong sân vườn các biệt thự, lăng tẩm, đền đài. Gần đây, Tùng tháp còn được đưa vào trồng ở các nơi công cộng. Điển hình như các công viên, tượng đài liệt sĩ, các khu văn hóa, hoặc dải phân cách đường lộ…xen kẽ với các cây vạn tuế, cây sang,
>>>>xem thêm: cây long não cổ thụ.
Công dụng:
Thông thường, cây tùng tháp được sử dụng làm cảnh để tôn tạo cảnh quan sân vườn. Ngoài ra, còn được trồng để tạo đường viền hay các cụm xanh. Đồng thời cũng được dùng làm vật liệu để tạo dáng bonsai. Tùng tháp là loại cây có tuổi thọ cao, dễ uốn nắn tạo hình. Vì vậy rất nhiều nghệ nhân đã sử dụng để làm cây bonsai, tạo ra những mẫu cây đẹp và có giá trị cao.
Lõi thân của cây tùng tháp có chất dịch, trong đó có chứa nhiều dược chất có giá trị y học như quercetin, naringenin, taxifolin, aromadendrin và isoquercitrin.
>>>>>xem thêm: mua bán cây sala nhiều hoa
Cách trồng và chăm sóc cây Tùng tháp:
– Có thể nhân giống cây tùng tháp bằng 2 phương pháp: chiết cành hoặc giâm cành.
– Ươm cây con : Sử dụng xơ dừa và trấu, với tỉ lệ phù hợp là 70% xơ dừa và 30% trấu. Khi nuôi cây tùng tháp con trong bầu, ta có thể trộn thêm phân hữu cơ mục, với tỉ lệ 20 – 30% phân hữu cơ, 30% trấu, 40 – 50% mụn dừa. Sau đó, có thể giâm cành đã chiết vào bầu đất.
– Cành giâm trong giai đoạn ươm cần phải đạt được độ cao từ 15 – 20 cm mới có thể đảm bảo được việc sinh trưởng và phát triển sau này. Cần giữ cây tùng tháp trong bóng râm, với thời gian từ 30 – 45 ngày. Sau đó, ta có thể đưa ra nắng. Khi cây cao từ 80 cm trở lên, là có thể trồng xuống đất.
– Cây tùng tháp phát triển tốt trên nhiều loại đất. Tuy nhiên, chúng ta nên trồng trên đất thịt, để khi di chuyển cây không bị hỏng bầu.
– Tưới nước: đối với những cây mới trồng năm đầu tiên, cây rất cần được tưới đủ ẩm và thường xuyên.
Với dáng cây đặc biệt, có giá trị về mặt thẩm mỹ cao, giá thành hợp lý, tùng tháp là một trong những cây công trình xuất hiện trên các công trình quen thuộc với người Việt Nam.
>>>>>xem thêm: mua bán cây sang giàu đẹp,
Mọi chi tiết xin quý khách vui lòng liên hệ:
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI & DỊCH VỤ GARDEN VIET NAM
Địa chỉ:
- Địa chỉ Vườn Ươm 1: Xã Văn Đức – Huyện Văn Giang – Tỉnh Hưng Yên.
- Địa chỉ vườn ươm 2: Số 5 – Cầu Mai Lĩnh – Phường Biên Giang – Hà Đông – Hà Nội.
Hotline:0962336282
Email: vuoncayvietnam24h@gmail.com
Website:https://vuoncayvietnam.com/